anh chàng bí ẩn
                                                         Đây là đề thi văn ở trường mik (quỳnh vinh)            Câu 1:(3,0đ)                Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:                  Sau trận bão,chân trời,ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.Mặt trời nhú lên dần dần,rồi lên cho kỳ hết.tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên 1 mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả 1 cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.Y...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Thanh Vân Phạm
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
20 tháng 5 2021 lúc 15:09

#TK

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện?

- Lời kể trong đoạn văn của người anh trai.

Kể về sự việc gì?

- Kể từ việc cả nhà chú ý tới Mèo.

Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

Bởi vì người anh nghĩ rằng mình ko có năng khiếu gì và ghen tị với em

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

Bình luận (1)
💢Sosuke💢
20 tháng 5 2021 lúc 15:13

#TK

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

- Trong 2 câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ. 

- Tác dụng:  Vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng, sự chăm sóc chu đáo ân cần của bác đối với các anh chiến sĩ như người cha chăm sóc đàn con, thể hiện qua những cử chỉ, hành động: " đốt lửa"; "dém chăn";.... Bằng việc phân tích phép tu từ, giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

Chẳng bao lâu tôi/ đã trở thành môt chàng dế thanh niên cường tráng.

          CN                                           VN

  

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

        CN                                           VN

Bình luận (0)
Tường Vy
20 tháng 5 2021 lúc 15:13

Câu 1:

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật Người anh trong truyện.

    Kể về sự việc người anh thấy người em có tài năng hội họa còn mình ko có tài năng gì,người anh cảm thấy ghen tị và gắt gỏng với em gái.

    Bởi vì người anh thấy người em có tài năng hội họa còn mình ko có tài năng gì cả,người anh cảm thấy mình lạc lõng và ghen tị với em gái.

b) Ý nghĩa: Câu truyện đã giúp ta nhận ra rằng:Lòng nhân hậu, vị tha bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị

Bình luận (1)
Má Đụ
Xem chi tiết
❤ Łɨłyą ❤ Love Vãn tỷ_Đi...
27 tháng 4 2021 lúc 19:53

a, Đoạn văn trích trong bài văn "Cô Tô" của tác giả Nguyễn Tuân

b, Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt là miêu tả

c, Nội dung của đoạn văn: Tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Thanh Luân

      -Chúc bạn học tốt! Nếu đúng thì tick cho mình nha!-

Bình luận (0)
Ly Hương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 3 2022 lúc 0:19

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

=>Nghị luận 

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

=> Bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay , nêu lên những cảnh báo môi trường đáng lo ngại

Câu 3: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

=> Điệp ngữ

=> tác dụng : nhấn mạnh sự ô nhiễm môi trường là như thế nào , nó có tác hại như thế nào làm cho người đọc dễ hình dung cụ thể về môi trường.

Câu 4 Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

=> Phải chung tay bảo vệ môi trường , loan truyền thông tin bảo vệ cây rừng vì đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta .

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
3 tháng 1 lúc 11:20

a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là: Cốm làng Vòng

b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Vì: 

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều tập trung miêu tả vẻ đẹp của Cốm làng Vòng.

+ Trình tự miêu tả được sắp xếp hợp lý. Mối liên hệ về thời gian: trong các công đoạn tạo ra cốm, cách gói cốm sau đó là cách thưởng thức cốm sao cho đúng được thể hiện tỉ mỉ, cẩn thận.

Bình luận (0)
Phan Hân
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 8 2023 lúc 17:58

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 8 2023 lúc 18:44

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.

Bình luận (0)
Ngọc
Xem chi tiết
Thái Minh Thảo
Xem chi tiết
Oops Hiha
Xem chi tiết
Hạnh Phạm
29 tháng 12 2021 lúc 8:00

Thi ạ ?

Bình luận (0)
AN YẾN NHI
Xem chi tiết